-
- Tổng tiền thanh toán:

Ưu và Nhược điểm của van bướm tay gạt
Van bướm tay gạt là dòng van có kích thước từ DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300. Tại sao lại có kích thước nhỏ như này bởi vì, kích thước của van lớn thì lực đóng mở sẽ cao. Làm cho chúng ta khó khăn trong quá trình vận hành đóng mở. Ngay bây giờ chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu xem, với kiểu van như này chúng ta có được những ưu và nhược điểm như thế nào nha.
Ưu điểm
- Kích thước của van không quá lớn, cho nên khối lượng của van chưa bao giờ là vấn đề gây khó khắn cho quá trình lắp đặt và vận chuyển
- Hình thước đóng mở đơn giản
- Gía thành để đầu từ mua van tay gạt rẻ hơn rất nhiều, so với van sử dụng bộ điều khiển điện hoạc khí.
- Van sử dụng kiểu nối Wafer một kiểu nối, có thể áp dụng cho mọi tiêu chuẩn mặt bích.
- Ít khi van rơi vào tình trạng hỏng hóc, quá trình bảo dưỡng cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhược điểm
- Không có kích thước lớn hơn DN300, nói chung là bị bó hẹp bởi kích thước
- Chỉ sử dụng được đến áp PN16.
Ưu và Nhược điểm của van bướm tay quay
Điểm chung của van tay gạt và tay quay đó là, còn phụ thuộc quá nhiều vào con người để đóng mở van. Con về phần khác nhau thì chắc chắn một điều van sẽ một quá trình đóng mở nhẹ nhàng hơn.
Ưu điểm
- Hình thức đóng mở bằng tay quay có thể áp dụng cho nhiều van có kích thước lớn. Nói một cách dễ hiểu hơn, thì van bướm tay quay có kích thước tương đối đa dạng tối đa lên tới DN1000.
- Lực để đóng mở van cũng không cần tốn quá nhiều, có được điều này phần lớn là đến từ thiết kế thêm bộ hộp số thông qua những bánh răng.
- Ngoài kích thước ra kiểu nối cũng nhiều hơn so với tay gạt, van đang sử dụng kiểu nối mặt bích và Wafer. Đối với mặt bích thì trong quá trình đi mua hàng, cần để ý xem tiêu chuẩn mặt bích là gì.
- Vật liệu chế tạo đa dạng, cho phép đáp ứng được nhiều điều kiện làm việc khác nhau.
Nhược điểm
- Giá thành của van sẽ cao hơn một chút so với tay gạt
- Van có kích thước lớn thì khối lượng cũng tăng theo.
Ưu và Nhược điểm của van bướm điều khiển điện
Khác biệt hoàn toàn với hai sản phẩm mà mình vừa chia sẽ ở trên. Thì van bướm điều khiển điện sẽ có cách thức đóng mở tự động, không cần con người can thiệp quá nhiều. Ngoài những ưu điểm giống với van bướm thông thường ở bộ phận van cơ học, thì van sẽ có thêm những ưu điểm của bộ điêu khiển nữa.
Ưu điểm của van
+ Tính tự động hóa cao, tất thích hợp cho các trị và con người không thể can thiệp vào.
+ Bộ điều khiển điện có thể lắp đặt cho nhiều van có kích thước khác nhau
+ Có hai cơ chế đóng mở đó là ON/OFF hoạc tuyến tính, với dạng tuyến tính ta có thể đóng mở van theo nhiều góc độ khác nhau. Với dạng còn lại ta chỉ có thể đóng hoạc mở.
+ Điện áp để sử dụng cho bộ điều khiển khá thông dụng,phổ biến nhất vẫn là điện áp 220V.
Nhược điểm
+ Giá thành của van cao nhất so với các dòng van còn lại
+ Thời gian đóng mở khá chậm
+ Bời vì van sử dụng bộ điều khiển điên cho nên, nếu hệ thống sử dụng nhiều van thì cần phải tính đến việc chí phí vận hành.
Ưu và Nhươc điểm của van bướm điều khiển khí nén
Đầy là dòng van cuối cùng của van bướm hiện nay, điểm giống nhau so với van bướm điều khiển điện. Đều vận hành theo hình thức đóng mở tự động. Thế nhưng ta lại có những điểm khác nhau mà một trong hai dòng sản phẩm còn lại không bao giờ có được.
Ưu điểm
Nếu như van bướm điều khiển điện có thời gian đóng mở chậm, thì đối với van điều khiển khí nén. Thì thời gian đóng mở rất nhanh cụ thể sẽ rơi vào từ 1 cho tới 2s.
Bộ điều khiển sử dụng khí để đóng mở, cho nên về độ an toàn thì luôn cao hơn so với điện
Có thể áp dụng cho nhiều dòng van có kích thước khác nhau, tuy nhiên thì van càng lớn thì bộ khí cũng tăng theo. Có thế mới có thể kéo được con van cần lắp.
Cũng có hai dạng đóng mở tuyến tính hoạc ON/OFF, tùy vào nhu cầu sử dụng như nào ta có thể lựa chọn van một cách thoải mái.
Rất thích hợp lắp đặt cho những vị trí ở trên cao.