Giới thiệu về van bướm điều khiển điện
Van bướm điều khiển điện là dạng van bướm sử dụng motor điện để vận hành đóng ngắt một hệ thống đường ống.
Hai bộ phận chính không thể thiếu là phần van cơ và thiết bị truyền động điện ( Motor điện ).
Dòng điện sử dụng để điều khiển van bướm điện rất đa dạng như 24V, 110V, 220V, 380V.
Van bướm điện thường có hai dạng đóng mở chính là đóng mở theo kiểu ON/OFF và đóng mở tuyến tính.
Phần thân van bướm có thể được làm bằng nhựa, gang, inox, thép. Phần motor điện thì thông thường được làm bằng hợp kim và nhựa…
Các kích thước của van bướm là từ DN50 đến DN1000.
Van bướm đóng mở bằng điện có thể tích hợp cùng tủ PLC, điều khiển tay cầm, tủ điều khiển để vận hành.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện
Cấu tạo của van bướm điều khiển điện
Như phần trên chúng ta đã biết van bướm điều khiển điện gồm 2 phần chính không thể thiếu là van bướm cơ và thiết bị truyền động điện.
Phần van cơ có cấu tạo gồm 4 phần chính:

Motor điện được cấu tạo phức tạp gồm nhiều bộ phận:
- Phần vỏ: Vỏ thiết bị truyền động điện được làm bằng chất liệu hợp kim hoặc nhựa và là bộ phận trực tiếp bảo vệ phần điện bên trong.
- Bảng mạch: Bảng mạch là bộ phận để cung cấp điện và kết nối giữa các linh kiện.
- Tụ điện: Là một linh kiện điện tử thụ động cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song được ngăn cách bởi lớp điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu. Điều này đảm bảo tính an toàn cho toàn bộ motor điện.
- Stato: Stato trong motor điện được làm bằng dây đồng hoặc nhôm đặt trong các rảnh lõi thép. Là bộ phận đỡ trục và quay roto.
- Rôto: Rôto là phần quay của một motor điện
- Công tắc hành trình: Công tắc hành trình hay còn gọi là công tắc giới hạn hành trình, khi motor điện quay hết một hành trình để đóng hoặc mở van thì công tắc hành trình sẽ tự động ngắt điện.
- Nam châm, từ tính: Đây là bộ phận chuyển đổi điện năng thành cơ năng trong các motor điện.
- Bộ phận tăng lực, trợ lực: Bộ phận này bao gồm các bánh răng được ghép với nhau.
- Trục bộ điều khiển điện: Trục bộ điều khiển điện được kết nối với trục van bướm để quay van.
- Tay quay: Tay quay hoặc lục giác để sử dụng khi xảy ra sự cố mất điện..

Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện
Nguồn điện được cấp vào bảng mạch và truyền đến stato. Stato tạo ra từ trường và quay. Trong quá trình quay từ trường quét qua dây dẫn của rôto làm roto quay. Rôto được kết nối với công tắc hành trình và các bánh răng tăng trợ lực. Khi rôto quay đồng nghĩa với việc công tắc hành trình và các bánh răng cũng quay theo làm quay trục van theo một góc từ 0 – 90 độ. Cánh van kết nối trực tiếp với trục van cũng vì thế mà quay theo tạo ra cơ chế mở van. Khi van đã mở hoàn toàn cũng là lúc hành trình của công tắc hành trình hết và thiết bị này có tác dụng ngắt dòng điện.

Ưu điểm của van bướm điều khiển điện
- Đóng mở hoàn toàn tự động giúp tiết kiệm nhân công vận hành.
- Khi đóng mở hết hành trình van sẽ tự động đóng ngắt dòng điện nên không bị ngâm điện.
- Van có thiết kế đơn giản, giá thành rẻ hơn van bi, van cầu, van cổng điều khiển điện.
- Van sử dụng cho các môi trường chất rắn như bùn, xi măng, hạt..
- Khoảng không gian để lắp đặt van bướm điện nhỏ.
- Van có đầy đủ các kích thước từ vừa đến lớn.
- Đóng mở nhẹ nhàng.
- Van bướm mở ra một cách từ từ nên không có tình trạng tăng áp đột ngột.
- Dễ dàng lắp đặt, thay thế và sửa chữa.
- Tín hiệu điện truyền về nhanh nên độ chính xác cao.

Ứng dụng của van bướm điều khiển điện
- Van bướm điều khiển điện thường được ứng dụng trong các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất.
- Sử dụng cho các công trình bồn chứa bê tông, xi măng, các nhà máy bột, đường.
- Dùng cho các hệ thống xử lý nước sạch, nước thải.
- Sử dụng để đóng ngắt các hệ thống cấp nước thủy lợi, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, hồ bơi.
- Van bướm điện được sử dụng cho các ngành công nghiệp thực phẩm, vi sinh, đồ uống, dược phẩm.
- Van dùng cho các công trình, tòa nhà cao tầng.
- Sử dụng để điều tiết và phân phối trong các nhà máy chế biến.
- Sử dụng cho các nhà máy sản xuất, các hầm mỏ cơ khí…

Phân loại van bướm điều khiển điện
Có nhiều cách phân loại van bướm điều khiển điện và có một số loại cơ bản như sau
Van bướm inox điều khiển điện
- Kích cỡ: DN40-DN500
- Vật liệu: inox 304, 316
- Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN20
- Nhiệt độ cho phép: 0-180 độ C
- Gioăng làm kín: PTFE
- Hãng sản xuất: Haitima, Kosa plus, Geko
- Xuất xứ: Hàn quốc, Đài Loan

Van bướm gang điều khiển điện
- Kích cỡ có sẵn: DN40-DN500
- Vật liệu: Thân gang cánh inox, thân gang cánh gang
- Gioăng làm kín: EPDM
- Điện áp: 24, 220v
- Áp lực: PN16
- Nhiệt độ cho phép: 0-80 độ C
- Hãng sản xuất: Haitima, Kosa, Geko, Alohan, Sypa, Sunyeh, Kitz
- Xuất xứ: Đài Loan, Hàn Quốc

Van bướm nhựa điều khiển điện
- Vật liệu: Nhựa PVC, cPVC, uPVC, PPH, PPR
- Điện áp: 24v, 220v
- Áp lực làm việc: PN10, PN16
- Môi trường làm việc: axit ăn mòn
- Gioăng làm kín: Teflon
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan

Van bướm thép điều khiển điện
- Vật liệu: Thép
- Điện áp: 24v, 220v
- Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN20, PN25, PN40
- Môi trường làm việc: Hầm mỏ, xăng, dầu, khí gas
- Gioăng làm kín: Thép
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan

Van bướm vi sinh điều khiển điện
- Kích cỡ: DN50-DN500
- Vật liệu: Toàn thân inox 304, inox 316
- Điện áp: 24v, 220v
- Áp lực: PN16
- Nhiệt độ làm việc: 0-180 độ C
- Gioăng làm kín: EPDM, PTFE
- Hãng sản xuất: Haitima, Kosa, Alohan
- Xuất xứ: Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan.

Lắp đặt, đấu nối van bướm điều khiển điện
Việc lắp đặt van bướm điện cần tuân thủ các bước cơ bản sau:
Bước 1: Công tác chọn van
Chọn van bướm điện đúng chủng loại, kích thước, kết nối, điện áp, vật liệu mà bạn đang sử dụng.
Bước 2: Công tác chuẩn bị
Chuẩn bị các đồ nghề cơ bản trong việc lắp đặt như cờ lê, mỏ lét, kiềm, kéo cắt, băng dính, tuốc nơ vít, bu long, đai ốc và nhân công
Bước 3: Lắp đặt van bướm điện
- Đảm bảo hệ thống đã ngừng hoạt động trước khi lắp đặt.
- Tiến hành làm sạch đường ống trước khi lắp đặt.
- Cho hai gioăng cao su, đệm làm kín vào hai đầu bích chờ và đưa van bướm vào giữa. Tiến hành siết bulong đai ốc. Lưu ý đặt van bướm ở giữa đường ống.
Bước 4: Đấu nối van bướm điều khiển điện
Một bảng mạch điện cơ bản có các ô số sau
- 2 - Com ( Dây chung ).
- 3 – Open ( mở ).
- 4 – Close ( Đóng ).
- 5 - Open Lamp ( Mở đèn ).
- 6 – Close Lamp ( Đóng đèn ).
- 7 – Com ( Dây chung báo tín hiệu về tủ ).
- 8 – Open SIGN ( Mở báo tín hiệu về tủ).
- 9 – Close SIGN ( Đóng báo tín hiệu về tủ ).
- 10 – Base ( Tiếp địa ).
Van bướm điều khiển điện nên có một công tắc đảo chiều, tiến hành đấu dây 2 là dây chung, dây 3 là dây mở và dây 4 là dây đóng.
Bước 5: Test thử và đưa vào vận hành
Khi đã đấu nối xong thì test hoạt động của van bướm, nếu đã ok thì đưa vào vận hành.